Thứ bảy, 16-12-2017 | 21:30GMT+7
Tư duy mới trong kinh doanh
Lời mở đầu - Tư duy mới trong kinh doanh - Tủ Sách Doanh Nhân
Ngay từ khi còn là trẻ nhỏ tôi đã thích tìm ra các cách tốt hơn để làm những việc mình đang làm và tôi rất ghét sự lãng phí, kém hiệu quả. Ta luôn luôn có cách tốt hơn để chặt gỗ, xếp gỗ, để đem nước uống ra cho những người đang làm ruộng. Khi lớn lên một chút. tôi học được tầm quan trọng của ê-kíp làm việc. Một hôm tôi mượn của người em họ quả bóng rổ mới để mang đến trường. Cậu ta bắt tôi thề là sẽ không cho những đứa trẻ khác chơi cùng. Tôi giữ vững lời thề, nhưng bọn trẻ kia không để tôi yên, vì chúng muốn chơi quả bóng đó. Tuần sau tôi bị đẩy ra ngoài các cuộc chơi bóng rổ của chúng, dù đó chỉ là quả bóng rổ cũ đã bị dập xước xơ. Các bạn tôi đã xử lý đúng: Tôi đã không cư xử như một người bạn cùng trong nhóm. Bài học khi đó thật cay đắng nhưng từ đó đến nay tôi nhận thức được rằng nó là bài học then chốt mà ta có thể học tương đối dễ dàng.
Ở trường Đại học tôi được đào tạo về ngành Máy công nghiệp và kế toán để mong sau này có thể giúp các giám đốc doanh nghiệp (công ty) cải tiến công việc của họ. Nhưng ra trường tôi làm việc trong một vụ thu hoạch đậu với tư cách kỹ sư tập sự, và đã học thêm được hai bài học then chốt nữa. Các công nhân xưởng đóng hộp đậu không ưa thích việc tôi nghiên cứu cải tiến thời gian và động tác làm việc của mình. Họ "biết" rằng tôi làm cho cuộc sống của họ khó chịu hơn. Rõ ràng là chúng tôi không nằm trong cùng một ê-kíp. Tôi không ngờ rằng ý nghĩ cải tiến của mình mang lại kết quả như vậy! Tôi cũng đã học về dữ liệu và thí nghiệm, phần lớn tôi học được rằng những gì mà người ta yêu cầu tôi làm chỉ là một cách học hỏi không có hiệu quả. Nhưng tôi cũng nhìn ra tầm quan trọng của dữ liệu trong việc tiến hành những cải thiện thật sự.
Tôi đã nghe nói là khoa học thống kê cho ta những phương pháp tốt hơn để học hỏi từ những số liệu, vì thế sau mùa hè năm tập sự đó tôi đã bắt đầu học môn thống kê. Khi mới bắt đầu chặng đường nghề nghiệp của mình, tôi đã phát hiện ra rằng khoa học thống kê có thể làm được những kỳ tích. Nó giúp người ta phân biệt nguyên nhân với triệu chứng, giúp họ tìm ra những giải pháp một cách rõ ràng trong khi những người khác chỉ nhìn thấy sương mù. Nhưng trong những điều tôi đã học được ở trường, không một điều nào có thể làm cho các nhà quản lý có ý muốn cải tiến, không một điều nào có thể khiến cho họ cộng tác cùng với công nhân viên.
Những gì tôi học được cũng không giúp loại bỏ bức tường ngăn cách vô hình giữa các bộ phận của công ty, không giúp ta thu được thông tin khách hàng từ những người quản lý cho rằng thông tin là sức mạnh.
Từ khi đó tôi đã biết rằng cần phải tìm những phương pháp để làm việc tốt hơn, để xóa bỏ lãng phí và phi hiệu quả. Tôi cũng đã nhận thấy rằng số liệu có thể chiếu sáng những tình huống tối tăm u ám, rằng con người cần cộng tác với nhau để làm việc. Nhưng phải mất 20 năm nữa, qua quá trình làm việc với các công ty lớn nhỏ, với các nhà quản lý cấp cao, và chính phủ với các tổ chức sản xuất và dịch vụ, với từng nhân viên bán hàng, tôi mới hiểu tất cả những điều trên chính là những mắt xích của một hệ thống quản lý mới, một hệ thống sẽ giúp ta học hỏi và cải tiến nhanh chóng. Tôi sẽ gọi nó là Quản lý thế hệ thứ tư.
Mục lục
Lời mở dầu
Phần một: Tiến nhanh hơn, tốt hơn
Chương 1: Thay đổi phương pháp quản lý
Ba thế hệ đầu
Quản lý thế hệ thú tư
Chương 2: Chất lượng hay là năng suất
Những phức tạp phát sinh
Hiệu quả đối với con người
Đòn bẩy trong cải tiến
Chương 3: Cả tổ chức phải là một hệ thống đồng bộ
Tối ưu hóa hệ thống
Mỗi hệ thống phải có một mục đích chiến lược
Những cơ hội lớn nhất nằm trong hệ thống
Sử dụng các điểm đòn bẩy
Tư duy trên cơ sở điểm đòn bẩy
Chương 4: Học hỏi nhanh để cải tiến nhanh
Học hỏi từ dữ liệu - Chu kỳ bốn bước tuần hoàn
Sử dụng phương pháp bốn bước một cách hiệu quả
Lời kết
Phần hai: Xây dựng sự quan tâm chú ý thật sự đến khách hàng
Chương 5: Tiếng nói của khách hàng
Ai là khách hàng
Xác định các khách hàng chính
Giá trị của mô hình KANO
Mục tiêu chính xác hay là khung dao động quanh nó
Chương 6: Các chiến lược đặt trọng tâm vào khách hàng
Các chính sách quy chế mới
Tăng thêm sự khiếu nại của khách hàng
Các chức năng dịch vụ khách hàng và trọ giúp kỹ thuật
Lập kế hoạch kinh doanh
Trách nhiệm của những người lãnh đạo
Những trách nhiệm của các nhà quản trị
Những bí quyết của việc tập trung quan tâm đến khách hàng
Phần ba: Quản lý trong thế giới dao động. Các nguồn thay đồi dao động
Chương 7. Các chiến lược giảm sự thay đổi dao động
Cải tiến một quá trình bất ổn
Cải tiến một quá trình ổn định
Chương 8: Phản ứng của người quản lý đối với sự thay đổi dao động
So sánh những người làm việc có hiệu quả cao với những người làm việc có hiệu quả thấp
Hiệu quả làm việc và sự dao động gây ra bởi nguyên nhân thông thường
Phần bốn: Tạo và giá thành công
Mở dầu
Chương 9: phương pháp tốt hơn mang lại hiệu quả tốt hơn
Những cái hay và dở của phương pháp tiêu chuẩn hóa lao động
Từ hỗn độn tạo ra trật tự ngăn nắp
Lập ra các tiêu chuẩn một cách sáng suốt
Vận động nhiều người tham gia
Bắt đầu bằng bước kiểm tra
Xây dựng tính thừa kế liên tục của kiến thức trong tổ chức
Huấn luyện và tái huấn luyện
Phác thảo lại chiến lược
Mối liên kết giữa phương pháp và kết quả
Chương 10: Cải thiện khả năng cải tiến của chúng ta
Khung công việc cho quá trình cải tiến
Coi cải tiến như một hệ thống
Phần năm: Tạo môi trường làm việc tốt
Mở dầu
Chương 11: Tạo ê - kíp làm việc thống nhất
Biểu lộ niềm tin vào con người
Chương 12: Những thách thức trong việc đánh giá hiện quả làm việc
Các hệ thống điển hình hiện nay trong vấn đề đánh giá hiệu quả làm việc
Những phương pháp thay thế để đánh giá hiệu quả làm việc
Ngay từ khi còn là trẻ nhỏ tôi đã thích tìm ra các cách tốt hơn để làm những việc mình đang làm và tôi rất ghét sự lãng phí, kém hiệu quả. Ta luôn luôn có cách tốt hơn để chặt gỗ, xếp gỗ, để đem nước uống ra cho những người đang làm ruộng. Khi lớn lên một chút. tôi học được tầm quan trọng của ê-kíp làm việc. Một hôm tôi mượn của người em họ quả bóng rổ mới để mang đến trường. Cậu ta bắt tôi thề là sẽ không cho những đứa trẻ khác chơi cùng. Tôi giữ vững lời thề, nhưng bọn trẻ kia không để tôi yên, vì chúng muốn chơi quả bóng đó. Tuần sau tôi bị đẩy ra ngoài các cuộc chơi bóng rổ của chúng, dù đó chỉ là quả bóng rổ cũ đã bị dập xước xơ. Các bạn tôi đã xử lý đúng: Tôi đã không cư xử như một người bạn cùng trong nhóm. Bài học khi đó thật cay đắng nhưng từ đó đến nay tôi nhận thức được rằng nó là bài học then chốt mà ta có thể học tương đối dễ dàng.
Ở trường Đại học tôi được đào tạo về ngành Máy công nghiệp và kế toán để mong sau này có thể giúp các giám đốc doanh nghiệp (công ty) cải tiến công việc của họ. Nhưng ra trường tôi làm việc trong một vụ thu hoạch đậu với tư cách kỹ sư tập sự, và đã học thêm được hai bài học then chốt nữa. Các công nhân xưởng đóng hộp đậu không ưa thích việc tôi nghiên cứu cải tiến thời gian và động tác làm việc của mình. Họ "biết" rằng tôi làm cho cuộc sống của họ khó chịu hơn. Rõ ràng là chúng tôi không nằm trong cùng một ê-kíp. Tôi không ngờ rằng ý nghĩ cải tiến của mình mang lại kết quả như vậy! Tôi cũng đã học về dữ liệu và thí nghiệm, phần lớn tôi học được rằng những gì mà người ta yêu cầu tôi làm chỉ là một cách học hỏi không có hiệu quả. Nhưng tôi cũng nhìn ra tầm quan trọng của dữ liệu trong việc tiến hành những cải thiện thật sự.
Tôi đã nghe nói là khoa học thống kê cho ta những phương pháp tốt hơn để học hỏi từ những số liệu, vì thế sau mùa hè năm tập sự đó tôi đã bắt đầu học môn thống kê. Khi mới bắt đầu chặng đường nghề nghiệp của mình, tôi đã phát hiện ra rằng khoa học thống kê có thể làm được những kỳ tích. Nó giúp người ta phân biệt nguyên nhân với triệu chứng, giúp họ tìm ra những giải pháp một cách rõ ràng trong khi những người khác chỉ nhìn thấy sương mù. Nhưng trong những điều tôi đã học được ở trường, không một điều nào có thể làm cho các nhà quản lý có ý muốn cải tiến, không một điều nào có thể khiến cho họ cộng tác cùng với công nhân viên.
Những gì tôi học được cũng không giúp loại bỏ bức tường ngăn cách vô hình giữa các bộ phận của công ty, không giúp ta thu được thông tin khách hàng từ những người quản lý cho rằng thông tin là sức mạnh.
Từ khi đó tôi đã biết rằng cần phải tìm những phương pháp để làm việc tốt hơn, để xóa bỏ lãng phí và phi hiệu quả. Tôi cũng đã nhận thấy rằng số liệu có thể chiếu sáng những tình huống tối tăm u ám, rằng con người cần cộng tác với nhau để làm việc. Nhưng phải mất 20 năm nữa, qua quá trình làm việc với các công ty lớn nhỏ, với các nhà quản lý cấp cao, và chính phủ với các tổ chức sản xuất và dịch vụ, với từng nhân viên bán hàng, tôi mới hiểu tất cả những điều trên chính là những mắt xích của một hệ thống quản lý mới, một hệ thống sẽ giúp ta học hỏi và cải tiến nhanh chóng. Tôi sẽ gọi nó là Quản lý thế hệ thứ tư.
Mục lục
Lời mở dầu
Phần một: Tiến nhanh hơn, tốt hơn
Chương 1: Thay đổi phương pháp quản lý
Ba thế hệ đầu
Quản lý thế hệ thú tư
Chương 2: Chất lượng hay là năng suất
Những phức tạp phát sinh
Hiệu quả đối với con người
Đòn bẩy trong cải tiến
Chương 3: Cả tổ chức phải là một hệ thống đồng bộ
Tối ưu hóa hệ thống
Mỗi hệ thống phải có một mục đích chiến lược
Những cơ hội lớn nhất nằm trong hệ thống
Sử dụng các điểm đòn bẩy
Tư duy trên cơ sở điểm đòn bẩy
Chương 4: Học hỏi nhanh để cải tiến nhanh
Học hỏi từ dữ liệu - Chu kỳ bốn bước tuần hoàn
Sử dụng phương pháp bốn bước một cách hiệu quả
Lời kết
Phần hai: Xây dựng sự quan tâm chú ý thật sự đến khách hàng
Chương 5: Tiếng nói của khách hàng
Ai là khách hàng
Xác định các khách hàng chính
Giá trị của mô hình KANO
Mục tiêu chính xác hay là khung dao động quanh nó
Chương 6: Các chiến lược đặt trọng tâm vào khách hàng
Các chính sách quy chế mới
Tăng thêm sự khiếu nại của khách hàng
Các chức năng dịch vụ khách hàng và trọ giúp kỹ thuật
Lập kế hoạch kinh doanh
Trách nhiệm của những người lãnh đạo
Những trách nhiệm của các nhà quản trị
Những bí quyết của việc tập trung quan tâm đến khách hàng
Phần ba: Quản lý trong thế giới dao động. Các nguồn thay đồi dao động
Chương 7. Các chiến lược giảm sự thay đổi dao động
Cải tiến một quá trình bất ổn
Cải tiến một quá trình ổn định
Chương 8: Phản ứng của người quản lý đối với sự thay đổi dao động
So sánh những người làm việc có hiệu quả cao với những người làm việc có hiệu quả thấp
Hiệu quả làm việc và sự dao động gây ra bởi nguyên nhân thông thường
Phần bốn: Tạo và giá thành công
Mở dầu
Chương 9: phương pháp tốt hơn mang lại hiệu quả tốt hơn
Những cái hay và dở của phương pháp tiêu chuẩn hóa lao động
Từ hỗn độn tạo ra trật tự ngăn nắp
Lập ra các tiêu chuẩn một cách sáng suốt
Vận động nhiều người tham gia
Bắt đầu bằng bước kiểm tra
Xây dựng tính thừa kế liên tục của kiến thức trong tổ chức
Huấn luyện và tái huấn luyện
Phác thảo lại chiến lược
Mối liên kết giữa phương pháp và kết quả
Chương 10: Cải thiện khả năng cải tiến của chúng ta
Khung công việc cho quá trình cải tiến
Coi cải tiến như một hệ thống
Phần năm: Tạo môi trường làm việc tốt
Mở dầu
Chương 11: Tạo ê - kíp làm việc thống nhất
Biểu lộ niềm tin vào con người
Chương 12: Những thách thức trong việc đánh giá hiện quả làm việc
Các hệ thống điển hình hiện nay trong vấn đề đánh giá hiệu quả làm việc
Những phương pháp thay thế để đánh giá hiệu quả làm việc
Ngày nay phụ nữ luôn giữ vị trí quan trọng trong gia đình, xã hội. Họ đã vượt lên chính mình để trở thành những người phụ nữ của thế kỉ 21. Giỏi...
Trong thời gian tìm hiểu về nền kinh tế doanh nghiệp Việt Nam, dựa trên nhu cầu thiết yếu của doanh nghiệp, tổ chức. Chúng tôi đã tổ chức khai giảng...
Đào tạo giám đốc bán hàng Đào tạo giám đốc bán hàng Bán hàng hiện đại chính là chăm sóc...
Hiện nay chúng tôi tiếp tục khai giảng lớp đào tạo Giám đốc thương hiệu nhằm mục đích phục vụ cho các doanh nghiệp, tổ chức, các cá nhân muốn nâng...
Với sự nhận thức sâu sắc về những thay đổi của lĩnh vực Marketing và ngành quản trị bán hàng trên thế giới, cùng với bối cảnh kinh doanh tại Việt...
Viện đào tạo giám đốc tiếp tục tổ chức khóa học CMO - Đào tạo Giám Đốc Marketing Chuyên Nghiệp, Khóa học diễn ra vào tối trong tuần (18h00-21h00). Khóa...
Trong thời đại công nghệ, vô vàn những phát minh khoa học tối ưu đã ra đời và kết nối nhân loại toàn cầu. Chúng ta phải thừa nhận sự hỗ trợ của...
Giám đốc hệ thống một khái niệm không mới đối với các nước phát triển phương tây, nhưng tại Việt nam nó còn đang là một khái niệm mới. Một câu...
Chương trình đào tạo Giám đốc Tài chính do các chuyên gia nghiên cứu, biên soạn, thiết kế dựa trên nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp trong thời kỳ...
Giám đốc điều hành thực sự đóng một vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, sự nhạy bén trong khâu quản lý...